Thà đóng 100 triệu để khỏi đi lính còn hơn “chạy” phi pháp

Như đã thông tin, nhiều người nhà giàu không thích để bản thân hoặc con trai đi lính và tìm mọi cách để chạy chọt né thực hiện nghĩa vụ quân...

Như đã thông tin, nhiều người nhà giàu không thích để bản thân hoặc con trai đi lính và tìm mọi cách để chạy chọt né thực hiện nghĩa vụ quân sự. Bài báo này sẽ lý giải tại sao họ lại lựa chọn cách thức tiêu cực như vậy.

Nhờ có quân đội vững mạnh mà người dân nước ta được yên vui sống trong hòa bình
Phóng viên hỏi vị giám đốc công ty du lịch đang có hai con trai du học tại Mỹ: “Mai mốt hai cháu học xong đại học rồi về nước, lúc đó mới 22-23 tuổi, vẫn còn 2-3 năm trong độ tuổi gọi nhập ngũ, anh sẽ lại đối phó bằng cách nào?”. Vị giám đốc công ty du lịch cho biết sẽ phải tiếp tục “chung chi” cho phường đội để con khỏi đi lính thôi chứ biết làm sao.
Bỏ 8 tỉ đồng cho con du học, đi lính làm gì?
“Tôi bỏ ra 8 tỉ đồng cho con đi du học ở Mỹ nhằm đem kiến thức, trí tuệ… về phục vụ gia đình và xã hội. Mà tiền của tôi cũng là tiền của xã hội chứ còn gì nữa. Các cháu đều là thư sinh trói gà không chặt mà bắt đi lính thì làm được việc gì? Không lẽ bao nhiêu năm đi du học, thu lượm bao kiến thức hay ho từ nước ngoàivề lại bắt các cháu đi lăn lê bò toài, nhặt cỏ, bón phân, tập bắn súng… trong trại lính thì thử hỏi có lãng phí tiền của gia đình, xã hội không?”, vị giám đốc hỏi.
Đồng cảm với ý kiến trên, một người giàu có khác cho biết anh cũng có đứa con trai đi du học về, đang làm ở một ngân hàng ngon lành. “Công việc ổn định, thu nhập cao. Đùng một cái, có giấy gọi nhập ngũ. Gia đình “thân cô thế cô”, không quen biết ai để “chạy”, thế là cháu phải đi lính. Sau hai năm quân ngũ, về thì ngân hàng đã có người mới thay chỗ, họ không nhận nữa. Thế là đến nay cháu vẫn lông bông do chưa tìm được việc phù hợp. Nếu tôi biết chỗ “chạy” để khỏi đi lính thì cháu đã không rơi vào tình cảnh thất nghiệp như hiện nay”, anh kể.
Tâm sự về chính hoàn cảnh của mình, một thanh niên cho biết sau khi tốt nghiệp đại học và tìm được một công việc tốt, hàng năm anh vẫn bị phường đội “hỏi thăm sức khỏe” hai lần. “Sợ mất việc, tôi lân la tìm hiểu thì phường đội trưởng “ra giá” thẳng: cứ 8 triệu đồng/lần thì sẽ không bị gọi nghĩa vụ quân sự. Thế là cứ mỗi năm tôi bỏ ra 16 triệu đồng, bằng một tháng lương, để được yên thân làm việc”, anh này cho biết.
“Còn trong thời chiến, cho dù con tôi đi du học hao tiền tốn của, tôi cũng bắt các cháu đi lính. Ngay cả tôi, nếu có lệnh tổng động viên, tôi cũng sẵn sàng lên đường nhập ngũ vì đó là sự thể hiện lòng yêu nước”, ông khẳng định.
Đường đường chính chính nộp tiền thay nghĩa vụ, tại sao không?
Quay lại trường hợp của ông giám đốc công ty du lịch có hai con đang du học ở Mỹ, ông nói: “Chứ không lẽ tôi bỏ ra 8 tỉ đồng nuôi con ăn học mà không “thu hồi vốn”? Bỏ ra 16 triệu đồng/cháu để “mua sự bình yên” thì tôi không tiếc nhưng mà tức. Thà đóng 50, thậm chí 100 triệu đồng/cháu cho nhà nước để không phải đi nghĩa vụ quân sự, tôi cũng vui hơn là bỏ tiền “chạy”.
Tôi bỏ ra 1 tỉ đồng/năm/cháu mà không bỏ thêm được 100 triệu hay sao, bằng một tháng chi phí cho một cháu chứ mấy. Nhưng thà đó là quy định công khai, đóng tiền cho nhà nước, tăng thu cho ngân sách nhằm chi cho an sinh xã hội còn hơn là “chung chi, chạy chọt” làm chuyện tiêu cực, mà tiền tiêu cực lại rơi vào túi cá nhân chứ ngân sách có được đồng nào đâu”, vị này bày tỏ.
Cũng theo ông giám đốc, bây giờ đang là thời bình nên không nhất thiết phải gọi nghĩa vụ quân sự đồng loạt, vừa nảy sinh tiêu cực vừa tốn tiền ngân sách nuôi quân.
“Theo tôi, gia đình nào có điều kiện thì nên cho phép họ đóng tiền để con em khỏi đi nghĩa vụ quân sự. Còn gia đình nào không có điều kiện, nhất là ở nông thôn, các cháu thường muốn đi lính để tìm cơ hội đổi đời thì nên khuyến khích. Còn trong thời chiến, cho dù con tôi đi du học hao tiền tốn của, tôi cũng bắt các cháu đi lính. Ngay cả tôi, nếu có lệnh tổng động viên, tôi cũng sẵn sàng lên đường nhập ngũ vì đó là sự thể hiện lòng yêu nước”, ông khẳng định.

(Một Thế Giới)

Related

tin tuc 3301768050238991536

Đăng nhận xét

emo-but-icon

item